Các bà nội trợ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để nêm gia vị đúng cách, không hại sức khỏe nhé!,Kinh nghiệm nấu ăn: Nêm gia vị không đúng lúc sẽ gây...
Kinh nghiệm nấu ăn: Nêm gia vị không đúng lúc sẽ gây hại sức khỏe

Với mì chính (bột ngọt)

Một số người bị dị ứng với mì chính nên tránh dùng loại gia vị này trong nấu ăn và có thể thay thế bằng hạt nêm hoặc đường. Ngoài ra, mì chính nếu dùng nhiều có thể gây viêm dạ dày.

Muối, bột canh: Cho vào ướp hoặc nêm khi nấu canh

me
Muối có thể cho vào khi ướp thực phẩm, nêm nếm trong khi đun nấu hoặc khi đã xào, nấu xong

Có một số thông tin cho rằng, với các món xào, thì nên cho muối vào cùng với dầu chiên, rồi mới cho thực phẩm vào sau một phút để xào.

Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.

Trước thông tin đó, PGS. TS Phan Thị Sửu (Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn Vệ sinh thực phẩm), cho rằng điều này không đúng và không có cơ sở khoa học. "Bởi vì, alflatoxin chỉ tạo thành ở các hạt có dầu bị mốc như lạc, hạt điều chứ không thể có alflatoxin trong muối. Muối có thể cho vào khi ướp thực phẩm, nêm nếm trong khi đun nấu hoặc khi đã xào, nấu xong".

Theo PGS. TS, ngày nay người nội trợ thường dùng bột canh thay muối trắng. Bột canh cho vào các thực phẩm để kho, rán, thường cho vào ướp cùng thịt, cá để thấm vào thực phẩm làm tăng vị đậm đà. Khi luộc rau cho một chút bột canh vào nước đun sôi (vì nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn) sẽ làm cho rau luộc được xanh hơn. Tương tự khi nấu canh cũng nên cho muối trước khi cho rau vào nấu để cho rau đậm đà và xanh hơn.

Nước mắm: Không nên nấu hoặc ninh kỹ quá

Nước mắm có vị ngọt của các các axit amin tạo ra trong quá trình muối chượp (nguyên liệu thuỷ sản - thường là cá ướp muối - đang phân huỷ dùng để làm nước mắm). Nếu nấu hoặc ninh kỹ quá có thể làm mất đi các axit amin nên chỉ nấu ở một thời gian thích hợp đảm bảo đủ chín thực phẩm. Nước mắm có thể cho vào thực phẩm khi ướp hoặc trước khi nấu.

me
 

Đường: Nên để lửa ở nhiệt độ vừa phải

Đường vừa tạo vị ngọt vừa tạo màu cho thức ăn. Đối với món kho hoặc chiên, rán thường ướp thực phẩm với đường. Nếu chiên rán thì chỉ để lửa 170 độ C - 200 độ C, thực phẩm sẽ có màu nâu cánh gián vừa phải rất hấp dẫn. Song, nếu để nhiệt độ cao hơn, đường sẽ bị caramen hóa làm cho thực phẩm có màu  nâu đen, làm mất đi vẻ đẹp của món ăn.

Hành, Tỏi: Ướp thực phẩm hoặc phi thơm đều được

Hành có thể cho vào khi ướp thực phẩm, hoặc cho vào mỡ để phi lên trước khi xào. Khi xào rau muống hay ngọn bí, nên lấy một ít tỏi phi với dầu mỡ cho thơm rồi cho rau vào xào, gần chín cho thêm một ít tỏi, giã nhỏ vào sẽ có một món rau xào thơm ngon dậy mùi tỏi.

Hạt tiêu: Cho vào sau khi xào xong

Hạt tiêu có chất tạo vị cay và tinh dầu, khi đun lâu thì tinh dầu bay hơi, chất cay vẫn còn. Khi kho thịt cá thì nên cho hạt tiêu xay không mịn (còn từng mảnh), có thể dùng hạt tiêu đã rang chín hoặc hạt tiêu sống đều được. Với các món xào, dùng hạt tiêu rang chín và xay mịn để cho vào sau khi đã xào xong.

Ngoài ra, TS Phan Thị Sửu lưu ý người nội trợ không nên dùng các phẩm màu tổng hợp. Nên tận dụng cách tạo màu tự nhiên như màu xanh từ lá riềng, màu đỏ từ quả gấc, hạt điều nhuộm, từ quả cà chua, màu vàng từ quả dành dành, củ nghệ.

dầu chiên: Tuyệt đối không dùng dầu chiên đi chiên lại

TS Phan Thị Sửu còn chia sẻ, “Trong khi đun nấu, đáng lo ngại nhất là việc dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Vì, nếu dùng dầu chiên đi chiên lại sẽ tạo ra chất trans fat có thể gây ung thư. Vì vậy, tuyệt đối không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần”.

Với mì chính, một điều cần lưu ý nữa là đối với một số người có cơ địa dị ứng với mì chính (bột ngọt) thì không nên dùng thức ăn có nêm nhiều mì chính.

Với chất tạo màu

Một số món ăn cần chất tạo màu để trông ngon mắt hơn nhưng không nên chọn loại màu tổng hợp vì có thể gây ra ngộ độc. Tốt nhất, khi cần màu cho món ăn, nên tận dụng nguyên liệu tự nhiên như hạt điều, cà chua, nghệ, lá riềng, quả gấc…

Làm gì khi lỡ dùng gia vị quá tay?

Dùng vải bọc bột, cơm

Bạn có thể dùng một miếng vải thưa, hoặc vải xô  bọc một ít cơm chín rồi thả và nồi canh. Cơm sẽ hút các phần tử muối trong canh, giúp cho nồi canh đáng lẽ quá ngon của bạn sẽ giảm bớt được vị mặn.

Dùng khoai tây sống

Để “cứu nguy” cho những món ăn lỡ bị mặn, bạn có thể gọt bỏ vỏ một củ khoai tây sống rồi thái thành những miếng to. Sau đó, cho vào món ăn ngâm trong vòng 10 phút rồi lấy ra trước khi bày món ăn. Khoai tây có khả năng hút muối nên sẽ làm cho món ăn giảm bớt độ mặn. Bạn lưu ý rằng không lấy khoai tây ra khỏi món ăn cho đến khi dọn bữa. Phương pháp này thích hợp với các món hầm, súp và nước hầm xương.

Giấm thơm

Giấm thơm cũng là một loại gia vị có khả năng khử loại chất mặn của muối. Chỉ cần cho một lượng nhỏ giấm thơm vào món ăn, vị mặn sẽ từ từ giảm dần. Trong quá trình cho giấm vào, chỉ nên cho từng ít một rồi nếm thử cho đến khi cảm thấy vừa miệng.

Dùng nước chanh tươi

Hãy sử dụng nước cốt chanh tươi cho vào một lượng vừa đủ từ ½ (một phần hai) đến 1 thìa nhỏ sẽ phát huy tác dụng rất hiệu quả trong việc giảm bớt vị mặn mà không làm ảnh hưởng đến mùi vị đặc trưng của món ăn, nó đặc biệt thích hợp đối với những món canh, kho nhiều nước đấy nhé. Tuy nhiên, đối với những món ăn mà thành phần chế biến có sữa thì bạn không được dùng chanh để “giải cứu” đâu vì dưới tác dụng của chanh, sữa sẽ bị kết tủa ngay lập tức.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

lam luon nuong la lot Thịt ba chi kho chanh leo bánh mỳ ngào sữa đường Bánh mì trứng ốp la Ça thit tho sot vang cach nau xoi la dua bắp bò kho công thức nấu ăn Chân gà chiên sốt quai Vi宄勫檼 rán nấu cơm nấm thịt bằm má ¹ thịt vịt rang Chung cach lam che thach giot nuoc hàu sữa Lợi ích không ngờ của rau muống gà xào ớt hu tieu xuong gà kho nui gio heo ngon sinh tố bơ đậu phộng chuối gà xào sa tế ngon lam banh gao Cà thu mứt táo chua Thưởng thức món lươn xứ Nghệ Khấu Món mì ý Giày dép ca su nuong ngon trai dua x么i lam pho canh dưa chuột Miền Trung giành giải nhất cuộc thi món ngon nhà Cún Khang Hến xào lá lốt làm nhanh ăn nom gan ngong phap voi tao cua cua rang me me hải sản banh quy trai dao Mẹo làm sạch và luộc lòng heo trắng công thức canh khoai môn thịt viên món nộm nuoc ngoai món trùng trục thà Šban Trà cách muối dưa chua chả giò chiên Trứng tráng pho mát kem khoai cách nấu thít đông cach lam ga cuon cach lam dau hu Giang Sinh đậu hủ chiên giòn banh chung tôm tươi xào măng tây cách làm xôi vị cach lam sinh to du du ngon đùi gà chiên cach lam banh trung thu mochi Com Tam suon trai cay ca ngua tu lam tiramisu cam salad tôm cà chua dá heo diy cà kho phỏ vịt quay sườn nướng tại gia Cơm cháy thit ga xay quả mắm duyên dáng nướng bánh mì khoai tây CANH GÃ Æ ghe hap cháo nam 5 món ăn vặt ngon nức tiếng ở Lạng Ca Tim nuong banh bong lan man mon ăn nước chao xuong món bánh ngon cánh gà Món Hấp sung muối Vừa canh cua muop rau day lần Hào chan ga kieu diem tam hongkong Trung chuoi nuong chè sầu riêng sữa chua kho chay nấm đông cô giò gà trộn cay lam ga xao hanh nhan ngon làm bún thịt nướng thu hút tự làm snack da heo boc tom mực xào thơm cà oc heo Lẩu hải sản giải khát mùa hè chè bột báng nấu dừa ga nau lagu rau củ xào nấm bánh mì bánh mì chảo xúc xích Hằng MT khấu cach lam sinh to bo thiệp